Giao thông Long_An

Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng Sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thuỷ.

Quốc lộ 50 đoạn đi qua Huyện Cần Đước, thuộc địa phận Tỉnh Long An
  • Các tuyến đường tỉnhː được đánh số từ 816 - 839.

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thuỷ chằng chịt với các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thuỷ quan trọng như thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thuỷ trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến thành phố Hồ Chí Minh.

Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:

  1. Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông) - Đức Huệ
  2. Hưng Điều A (Đức Huệ)
  3. Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường
  4. Vàm Đồn – Vĩnh Hưng
  5. Kênh 28 – Vĩnh Hưng

Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 38,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 1176,8 triệu lượt người/km, khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 12.972,0 nghìn tấn (đường bộ đạt 4.147 nghìn tấn, đường thuỷ đạt 8.798 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 483,2 triệu tấn/km (đường bộ đạt 51,9 triệu tấn/km, đường thuỷ đạt 431,3 triệu tấn/km).